Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Đến Thượng Hải – Nguyễn Liệu


GS Nguyễn Liệu


Vớt Vát đến Thượng Hải – Nguyễn Liệu


Từ Bắc kinh đến Thượng Hải hơn 1 giờ bay. Tôi đến thành phố giàu có bậc nhất của Trung Hoa, và hiện là thành phố đông dân thứ hai trên thế giới. Dân số gần 20 triệu.

Con sông nằm giữa này là sông Hoàng Phố. Một con sông lịch sử.
Người ta còn gọi Thượng Hải là Paris của châu Á.
Khu phố hửu ngạn sông Hoàng phố nhà cửa kiểu xưa nhưng tỏ ra giàu có. Sạch sẽ, đẹp. Ngày xưa người Mỹ chiếm vùng này.

Khu phố tả ngạn con sông hiện giờ là khu dành cho người ngoại quốc, ngày xưa vùng đất của người Anh

Nguyên thủy là một làng chài nghèo ở cửa sông Dương tử. Và cũng vì ở cửa sông Dương tử, bến Thượng hải phát triển rất nhanh và biến thành hải cảng sầm uất nhất thế giới.

Cuộc chiến tranh nha phiến đầu thế kỷ 19, người Anh chiếm Thượng Hải và từ đó các nước ngoài được ra vào buôn bán. Thượng hài là một thành phố có đủ thứ chuyện, chiến tranh, chính trị,  thương mại, văn hóa,  và nơi một thời các băng giang hồ cướp phá nhất là những năm 1920 đến 193o, một thành phố của tội phạm của cướp bóc một nơi sinh hoạt nổi tiếng của xã hội đen. Một cuốn phim rất hay “ Máu nhuộm bến Thượng Hải” nói lên thời các băng đảng làm chủ các sòng bài các ổ điếm các nơi ăn chơi.
Năm 1949, Mao nắm chánh quyền áp dụng kinh tế xã hội chủ nghĩa, Thượng hải điêu tàn, một thành phố chết. Nhưng Đặng tiểu Bình, tinh ranh, hủy bỏ kinh tế cộng sản theo kinh tế tư bản, như một phép lạ Thượng Hải phát triển ngoài sức tưởng tượng. Thượng Hải trở thành trung tâm thương mại đứng thứ nhì thế giới sau Newyork.

Hình ảnh nổi bậc trên là tháp truyền hình cao 468 mét, có tên là Minh Châu Đông phương. Du khách có thể lên từng cao nhìn bao quát thấy hết Thượng Hải. Ban đêm rất lộng lẫy. Du khách chen chúc đi xem cảnh Thượng hải ban đêm.
Thượng Hải có viện bảo tàng rất đầy đủ trong một toà nhà 8 tầng lầu và du khách vào xem không tốn tiền.

Chúng ta thấy những trống đồng, những độc bình cổ những bức tranh cổ v..v…phần lớn thuôc nhà Minh nhà Thanh





Hai bên bờ sông rất rộng dành cho người đi bộ, xe cộ không được trong vùng này. Người qua lại chen chúc khu đi bộ đẹp đẽ này nhất là ban đêm.





Tôi có mấy nhận xét về Bắc Kinh và Thượng hải.
-        Nhà cao tầng rất nhiều. Đường sá rộng rãi. Nơi tổ chức Thế vận vừa rồi biến thành một thành phố nhiều nhà cao tầng rộng rãi phô trương được sự giàu sang mới mẻ.
-        Xe hơi rất nhiều phần đông xe mới và xe hạng sang của châu Âu.
-        Taxi rất nhiều. xe mới, giá rẻ, tài xế lễ độ, y phục đứng đắn, có nhiều nữ tài xế
-        Luật đi đường còn lỏng lẻo, nhưng không kém như Sài Gòn có lẽ vì không có hoặc rất ít người đi xe hai bánh. Nhưng xe hơi vẫn dành chỗ nếu kịp, nơi dòng người đi bộ được phép sang đường. Điều này ở Nhật Mỹ và các nước Âu châu không có.
-        Có lẽ người Trung hoa dù nơi trình diễn như Thượng hải cũng không sạch sẽ bằng ở Nhật
-        Đến Bắc Kinh ( trừ Thiên an môn ), nhất là Thượng Hải không thấy màu sắc của cộng sản. Những thành phố này cũng giống như những thành phố lớn ở Âu Mỹ. Sài gòn Hà nội thì cộng sản rõ nét như hình ảnh lãnh tụ Hồ chí Minh nhan nhản các góc đường, và nhiều câu khẩu hiệu lố bịch, hình ảnh búa liềm lố bịch.
-        Không thấy người ăn xin ăn mày ở Thượng hải. Có lẽ những loại người này bị hốt vào nhà lao hoặc đuổi về đồng ruộng để cho thế giới thấy rằng người Trung hoa hiện nay không có người vô gia cư vô nghề nghiệp.
Có một điều tôi tin gần như chắc chắn sự phát triển quá mạnh về kinh tế tài chánh của Trung hoa tự nó sẽ phá hủy chánh thể độc tài toàn trị của đảng cộng sản Tàu.
Mai, sáng mai tôi về. Chuyến du lịch này với tôi không trọn vẹn vì vợ tôi không đi được vì mẹ già 90 tuổi đang đau nặng không biết gìờ phút nào ra đi. Bởi vậy mình tôi vớt vát chuyến Đông Du này.
Nguyễn Liệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét